PHÂN LOẠI CÁC LOẠI VẢI THUN ĐỒNG PHỤC
https://xuongmaykhoinguyen.com/cac-loai-vai-trong-nganh-non-dac-biet-non-tai-beo-non-ket.html
Phân loại nhận biết các loại vải thun may đồng phục: vải thun 2 chiều, vải thun 4 chiều, vải thun pe, vải thun cotton…
NOTE : có 3 tiêu chí dùng để phân biệt vải thun.
1, Sự co dãn của vải : chia ra 2 loại
1.1 Vải thun 4 chiều:
Đây là loại vải dãn được 4 chiều khi ta kéo dãn mảnh vải.Khi kéo mảnh vải, thì các sợi vải được kéo giãn ra theo 4 chiều đó là 2 chiều chiều lực kéo và 2 chiều hai bên. Thun 4 chiều khi bạn dùng lực kéo vải thun theo chiều ngang và chiều dọc thì vải đều co giãn được.
+ ưu điểm: Vải co giãn 4 chiều là loại vải có mức độ co giãn đàn hồi tốt nhất do đó sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn cho người mặc trong quá trình lao động và vui chơi
+ nhược điểm: Vải thun 4 chiều thường có giá thành cao hơn vải co giãn 2 chiều khoảng 15.000-30.000đ/ kí vải.
1.2 Vải thun 2 chiều
Đây là loại vải thun chỉ có thể co dãn theo 2 chiều chịu lực khi ta kéo dãn mảnh vải hay nói cách khác khi bạn dùng lực kéo thì vải thun 2 chiều chỉ co giãn được theo chiều ngang hoặc chiều dọc, thường là chiều ngang hơn là chiều dọc.
+ ưu điểm : giá thành thấp hơn 4 chiều.
+ nhược điểm : so với 4 chiều k tạo cảm giác thoải mái- chất lượng thấp hơn.
2. Phân chia loại vải dựa theo tỉ lệ phần trăm sợi cotton và PE.
Đây là tiêu chí quan trọng để xét đến độ bền và mức độ thoáng mát chất vải. Hiện nay vải thun là loại vải được cấu thành từ 2 thành phần chính đó là sợi cotton (hay còn gọi là sợi bông thiên nhiên, chuyên sâu hơn gọi là sợi xenluloxo) và sợi PE (sợi vải tổng hợp polyester có nguồn gốc từ than đá và dầu mỏ hay còn gọi là sợi nhân tạo).
Vải càng có nhiều thành phần là cotton thì càng thấm hút mồ hôi tốt và sẽ mang lại cảm giác thoáng mát khi mặc thích hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam, có thể gọi là hàng cao cấp mới dùng chất liệu vải này.
Vải có thành phần PE cao thì không thấm hút mồ hôi tốt do đó khi mặc sẽ không được mát như vải có thành phần cotton cao. Vải có thành phần cotton càng cao thì chất vải càng mềm, dễ bị nhăn, bề mặt vải không bóng láng. Vải có thành phần PE cao thì ngược lại.
Nếu là người hoạt động ngoài trời hoặc thường làm những công việc vận động mạnh thì không nên lựa chọn vải có thành phần PE cao để may áo. Hiện nay tại thị trường Việt Nam, vải thun xét theo tỉ lệ phần trăm cotton và PE được chi làm 4 loại chính là:
2.1. vải 100% cotton
2.1.1 Nguồn gốc : nguồn gốc từ sợi bông tự nhiên
2.1.2 Đặc điểm nhận dạng :
– Nhìn mặt vải: Mặt vải khá thô, không bóng láng như vải PE.
-Sờ vải: Mặt vải rất mềm, có độ thô, cảm giác mát tay khi sờ.
– Vò mạnh vải: Rất nhăn nếu bị vò mạnh
-Đốt vải: Vải bắt lửa rất ngọt, cháy rất nhanh khi đốt, giống như là đang đốt giấy vì có mùi như giấy cháy, tro vải có màu xám, tan ra dễ dàng và không bị vón cục.
-Làm ướt vải: Vải sẽ thấm nước rất nhanh, diện tích loang nước rộng.
2.1.3 ưu điểm
Là loại vải mềm mịn, hút ẩm rất tốt, thấm mồ hôi, giảm nhiệt rất tốt tạo cảm giác thoải mái, thoáng mát cho người mặc đặc biệt là bạn sẽ không khi nào phải lo về vấn đề kích thích da như đối với vải PE,. Rất thích hợp để may đồng phục cho những nhân viên thường phải hoạt động mạnh hay làm việc ngoài trời. Ngoài ra vải thun 100% cotton luôn là loại vải mềm và nhẹ nên đặc biệt thích hợp cho làn da trẻ em và người già.
2.1.4 nhược điểm
Loại vải này có mức giá cao nhất so với các loại vải khác(sản phẩm có phần trăm cotton càng cao thì giá thành càng cao), là loại vải dễ bị nhăn, form vải không được cứng cáp, thường co rút nhiều trong lần giặt đầu, chất vải khô, độ bền kém hơn các loại vải có pha sợi nilon(PE) như vải cotton 65/35 hoặc cotton 35/65.
2.2. vải cotton 65/35( vải cvc hay 65/35).
2.2.1. nguồn gốc :
Đây là sợi pha giữa sợi cotton và sợi polyester theo tỉ lệ 65% xơ cotton và 35% xơ polyester (nilon).
2.2.2. Đặc điểm nhận dạng :
– Nhìn mặt vải: Mặt vải láng hơn vải 100% cotton.
– Sờ vải: Mặt vải khá mềm, cảm giác không mát tay khi sờ.
– Vò mạnh vải: Vò mạnh sẽ thấy nhăn nhiều, vò nhẹ hầu như không nhăn.
– Đốt vải: Bắt lửa tốt, cháy nhanh, khi cháy có chút mùi nhựa, tro tan nhanh, ít bị vón cục.
– Làm ướt vải: Vải thấm nước nhanh nhưng không bằng vải cotton 100%.
2.2.3. ưu điểm :
– Có độ hút ẩm khá tốt do có thành phần sợ cotton khá cao, form vải cứng cáp hơn, ít bị nhăn hơn, có độ bền cao hơn và giá thành thấp hơn so với vải thun 100% cotton. Đây là loại vải được khách hàng lựa chọn nhiều nhất khi đặt may áo thun tại xưởng may KHÔI NGUYÊN.
2.2.4. nhược điểm
– Cảm giác thoáng mát kém hơn vải thun 100% cotton nhưng không đáng kể.
2.3 Vải thun 35/65 (hay còn gọi là Vải thun Tixi hay TC)
2.3.1 : nguồn gốc :
Đây là sợi pha giữa sợi cotton và sợi polyester theo tỉ lệ 35% xơ cotton và 65% xơ polyester.
2.3.2 : Đặc điểm nhận dạng :
– Nhìn mặt vải: Mặt vải trơn láng, có độ bóng.
– Sờ vải: Mặt vải khá cứng, cảm giác không mát tay khi sờ.
– Vò mạnh vải: Vò mạnh mới thấy vải nhăn ít, vò nhẹ không nhăn.
– Đốt vải: Bắt lửa khá kém, cháy chậm, có chút mùi nhựa tương đối rõ khi cháy. Vải cháy xong bị vón thành cục nhỏ không tan hết khi bóp nhưng vẫn thấy có một ít tro.
– Làm ướt vải: Vải thấm nước chậm, cảm giác hút nước kém.
2.3.3 ưu điểm :
– Vải có độ bền cao, hầu như không nhăn và giá thành khá thấp.
2.3.4 nhược điểm :
– Do tỉ lệ cotton thấp và PE cao nên độ hút ẩm và độ thấm hút mồ hôi kém hơn so với 2 kiểu vải ở trên, vải mặc khá nóng nếu người mặc phải lao động mạnh hoặc làm việc ngoài trời.
2.4. vải thun PE
2.4.1 Nguồn gốc :
Thành phần gồm 100% sợi polyester. Sợi này còn có tên gọi khác là sợi nylon.
2.4.2 Đặc điểm nhận dạng :
– Nhìn mặt vải: Mặt vải có độ sáng hơi bóng, các đường vải có độ đều cao, có cảm giác các sợi xếp song song với nhau.
– Sờ vải: Mặt vải trơn láng, sờ vào cảm giác nóng, thể bị xù lông sau một thời gian dài sử dụng.
– Vò mạnh vải: Vò mạnh vải cũng không bị nhàu.
– Đốt vải: Bắt lửa kém nhất, cháy chậm, không cháy ngay mà xoắn vào thành cục và có mùi khét của cao su như khi đốt nhựa, ngọn lửa cháy nhấp nhô dễ tắt. Vải cháy xong không có tàn tro mà mà vón thành cục lớn, rất cứng, bóp không tan.
– Làm ướt vải: Vải thấm nước rất chậm, cảm giác như vải không thấm nước.
2.4.3 ưu điểm :
-Vải có form cứng cáp, không nhăn, độ bền rất cao, giá thành thấp nhất trong 4 loại vải trên. Vì là loại vải có giá thành mềm nhất và có độ bền cao nên được khá nhiều khách hàng chọn lựa.
2.4.4 nhược điểm :
-Không thấm hút mồ hôi nên mang lại cảm giác nóng ẩm, không thoải mái cho người mặc.
3, Phân loại theo cách dệt vải
3.1 Vải thun trơn
Được dệt bằng kiểu dệt Single, tạo ra 1 mặt trái và 1 mặt phải. Đây là loại vải thun rẻ tiền và phổ biến nhất trên thị trường, có thể may được nhiều kiểu áo thun khác nhau như áo thun cổ tròn, áo thun cổ tim, áo thun cổ trụ, áo thun raglan. Đây là loại vải nhẹ, có bề mặt láng mịn do nó là kiểu vải được dệt theo phương pháp mà các sợi vải sát nhau theo 1 chiều (kiểu dệt Single).
3.2 Vải thun may áo polo:
– Có 2 loại vải trong nhóm này đó là vải thun cá sấu và vải thun cá mập, cả 2 loại vải thuộc nhóm này đều chỉ thích hợp dùng để may áo thun cổ trụ hay còn gọi là áo thun cổ bẻ, áo thun polo. Người ta không dùng nó để may áo thun cổ tròn.
3.2.1 Vải thun cá sấu
Loại vải này mắt lưới dệt to hơn vải thun trơn( lỗ lưới đan dệt to hơn) đan nhau như những xích và có độ nhám chứ không láng mịn như thun trơn. Xuất hiện đầu tiên tại Pháp năm 1933 , là loại vải được dùng để may các loại áo thun của hãng thời trang danh tiếng Lacoste có biểu tượng là hình con cá sấu nên được gọi thông dụng là vải thun cá sấu.
3.2.2 Vải thun cá mập
Kiểu dệt kim giống như vải thun cá sấu nhưng có mắt lưới vải to hơn nên bề mặt vải không mịn bằng vải cá sấu, chất vải thô hơn, cứng hơn và nhám hơn, độ co giãn cũng kém hơn. Vải có giá thành thấp hơn vải thun cá sấu một chút.
3.3 Vải thun lạnh
Là loại vải có thành phần 100% là sợi PE. Bề mặt vải bóng láng, co dãn rất ít, không nhăn, không có lông vải (không bao giờ xù lông) . Vải mè cũng là 1 loại thun lạnh, có hạt giống như hạt mè trên mặt vải. Vải có giá thành thấp nhất nên thường được nhiều khách hàng chọn lựa.
Link liên quan:
https://www.facebook.com/TruongGiang0948400531/?modal=admin_todo_tour
Các loại vải thun đồng phục
Các loại vải thun đồng phục